Chùa Cầu Hội An – Cầu Nhật Bản Những điều bạn chưa biết

Tổng quan về chùa Cầu Hội An

Chùa Cầu Hội An là điểm đến thu hút khách du lịch nhất tại Hội An bởi vì nét huyền bí, tính độc đáo, và vẻ đẹp mềm mại mà không có cây cầu nào có được, hãy cùng Top Driver khám phá Chùa Cầu và bắt trọn khoảnh khắc tuyệt đẹp tại đây.

  • Vị trí: đường Nguyễn Thị Minh Khai, Phường Minh Khai, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam.
  • Maps: https://goo.gl/maps/4rvsczPfR3HbP5we9
  • Giờ mở cửa: 09:00 sáng đến 22:00 đêm.
  • Giá vé tham quan: 80.000 đ / người
  • Tiếng Anh: “Chua Cau in Hoi An” hoặc “The Japanese Bridge

Chùa Cầu là một cây cầu gỗ dài 18m bắc qua sông Hoài, đây là một công trình đặc sắc, và là di sản văn hóa Phù Tang duy nhất trên đất Việt Nam. Ngày nay, Chùa Cầu trở thành biểu tượng của phố cổ, góp phần làm nên một Hội An xứng tầm Di sản Văn hóa thế giới.

Hình ảnh về chùa Cầu Hội An
Hình ảnh về chùa Cầu Hội An

Chùa Cầu Hội An được in trên tờ tiền 20.000đ Việt Nam

Tờ tiền mệnh giá 20.000đ có in hình ảnh chùa Cầu, chứng tỏ đây là công trình có kiến trúc đặc biệt quan trọng, và sự nổi tiếng của cây cầu đối với người dân Hội An nói riêng và người Việt nói chung.

Chùa Cầu Hội An được in trên tờ tiền 20.000đ Việt Nam
Chùa Cầu Hội An - Cầu Nhật Bản Những điều bạn chưa biết • Top Driver

Hướng dẫn cách đi đến Chùa Cầu Hội An

Chùa Cầu nằm trong phố cổ Hội An, nên bạn phải xe ở ngoài các bãi gửi xe và đi bộ vào trong phố cổ, tiếp tục di chuyển đến đường Nguyên Thị Minh Khai, bạn sẽ đến được Chùa Cầu.

Bạn cũng có thể di chuyển từ Đà Nẵng bằng các phương tiện như thuê xe máy, đặt Grab, taxi, xe ghép, xe bus, để tiết kiệm và an toàn nhất bạn có thể đặt xe đi chùa Cầu tại xe du lịch Top Driver.

di chuyển từ Đà Nẵng đi Hội An
di chuyển từ Đà Nẵng đi Hội An

Kiến trúc cầu Nhật Bản

Thời gian đầu mang đậm kiến trúc Nhật Bản, hiện nay sau nhiều lần trùng tu, cầu có nhiều nét của một ngôi chùa lai giữa Việt Nam và Trung Quốc. Chùa Cầu có tổng chiều dài khoảng 18m, rộng 3m, được xây hoàn toàn từ gỗ, với những chi tiết trạm trổ rất tinh xảo.

Kiến trúc cầu Nhật Bản
Kiến trúc cầu Nhật Bản

Lịch sử Chùa Cầu Hội An

Thế kỷ 17: Chùa Cầu Hội An được các thương nhân người Nhật Bản xây dựng, nên người dân thường gọi là cầu Nhật Bản. Chùa được xây dựng vào năm 1817? Đây là những ghi chép còn sót lại và được ghi ở xà nóc và văn bia ở đầu cầu

Năm 1719: chúa Nguyễn Phúc Chu đến thăm Hội An và đã đặt tên cho chiếc cầu là Lai Viễn Kiều, với ý nghĩa là “Cầu đón khách phương xa“.

Từ đó trở về đây Chùa Cầu được trùng tu và tu sử nhiều lần và đã dần mất đi các yếu tố kiến trúc Nhật Bản, mà thay vào đó là sự đan sen của kiến trúc phong cách Trung Việt.

Lịch sử Chùa Cầu Hội An
Lịch sử Chùa Cầu Hội An

Truyền thuyết Chùa Cầu

Theo truyền thuyết, ngôi chùa được coi như là một thanh kiếm đâm xuống lưng con quái vật Namazu, khiến nó không quẫy đuôi, gây ra những trận động đất. Sau đó, người ta dựng thêm phần chùa, nối liền vào lan can phía Bắc, nhô ra giữa cầu, từ đó người địa phương gọi là Chùa Cầu.

Truyền thuyết Chùa Cầu
Truyền thuyết Chùa Cầu

Thời gian xây dựng cầu Nhật Bản

Cây cầu cổ ở Hội An ra đời vào thời kỳ nào, cho đến nay niên đại xây dựng cầu còn chưa được xác định rõ ràng. Cầu Nhật Bản được xây dựng ở cảng thị Hội An chậm nhất là năm 1617 như đã được phát hiện trong thư tịch cổ của nước ta.

  • Tuy nhiên trong thư tịch cổ của nước ta, tên gọi của cây cầu cổ đó là Nhật Bản kiều được tìm thấy vào năm 1617, có nghĩa cầu có thể ra đời trước niên đại đó. Tác giả Vũ Đức Tân trong bài viết có tựa đề Hội An đăng trên tạp chí Việt Nam đã viết rằng cầu Nhật Bản (tức Nhật Bản Kiều) đã ra đời vào năm 1593.
  • Một tác giả nước ngoài đã viết trên báo The Asian Wall Street Journal như sau :”Cầu Nhật Bản với những cột vuông, mái cong là công trình của giới kiến trúc mà Nhật Bản quyết định xây dựng năm 1953 để thông thương buôn bán của người Hoa “.
Thời gian xây dựng cầu Nhật Bản
Thời gian xây dựng cầu Nhật Bản

Ai là người đứng ra xây dựng cây cầu cổ đó ?

Người Nhật Bản, người Việt Nam hay người Minh Hương? đến giờ chưa ai có thể xác định được do ai xây dựng, chúng ta chỉ xác định được qua tương truyền và nhà nghiên cứu người Pháp:

  • Tương truyền cầu này do người khách buôn Nhật Bản bắc, dưới cầu xây đá, trên lát ván, gác mái gồm bảy gian lợp ngói ” Theo: Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam nhất thống chí, 1992, tr.379
  • Nhà nghiên cứu Pháp Albert Sallet đã cho biết thêm rằng : “Các truyền thuyết còn kể lại rằng một người Nhật Bản tên là Thanh đã xây dựng cây cầu này trên những cột bằng đá với bộ sườn siêu cấu trúc và một mái bằng ngói” 
chua cau chua nhat ban japan bridge 1 • Top Driver
Chùa Cầu Hội An - Cầu Nhật Bản Những điều bạn chưa biết • Top Driver

Truyền thuyết con Thuỷ Quoái

Ở cảng thị Hội An ngày xưa cộng đồng người Việt, người Nhật, người Hoa có chung một truyền thuyết về nguyên nhân gây ra động đất. Họ cho rằng ở ngoài đại dương có một loài thuỷ quái mà người Việt gọi là Con Cù, người Nhật gọi là Mamazu, người Hoa gọi là Câu Long, đầu của nó ở Nhật Bản, đuôi của nó ở Ấn Độ và lưng của nó vắt qua khe ở Hội An mà Cầu Nhật Bản bắc qua.

Mỗi khi con thuỷ quái đó quẫy mình thì nước Nhật bị động đất và Hội An không được yên ổn để người Nhật, người Hoa, người Việt được bình yên làm ăn buôn bán. Để khống chế con Mamazu, người Nhật đã thờ các Thần Khỉ và các Thần Chó trên hai đầu cầu để “yểm” con thuỷ quái đó.

Những học giả của Trường Đại học Showa (Chiêu Hoà) đã đến nghiên cứu ở Hội An tháng 9-1992, tháng 3-1993 và tháng 9-1993 đã trao đổi với Ban Quản lý Di tích Hội An rằng những con thú thờ trên cầu không phải là những con thú bất kỳ mà là những vật linh theo tín ngưỡng vật tổ của người Nhật. Theo Wikipadia

Truyền thuyết con Thuỷ Quoái
Truyền thuyết con Thuỷ Quoái

Thời gian trùng tu

Sau khi quản lý chùa cầu Nhật Bản và dựng thêm ngôi chùa nhỏ bên cạnh, làng Minh Hương đã có công bốn lần trùng tu cây cầu:

  • Năm 1763 dưới thời Võ Vương Nguyễn Phúc Khoát
  • Năm 1817 dưới thời vua Gia Long
  • Năm 1875 dưới thời vua Tự Đức
  • Năm 1917 dưới thời vua Khải Định.

Từ lần trùng tu cầu thứ hai trở đi, sự việc đó đều được ghi bằng chữ Hán trên thượng lương và các xà dọc trên mái của cầu mà nay vẫn còn. Trên thượng lương ở đỉnh nóc cầu còn các dòng chữ Hán có nghĩa như sau : ” Niên hiệu Gia Long thứ 16 năm Đinh Sửu (1817), tháng Ất Tỵ, ngày Ất Dậu, giờ Kỷ Mão, lý trưởng làng Minh Hương Trương Hoằng Cơ cùng cả làng đã xây dựng lại công trình “.

chua cau chua nhat ban japan bridge 9 • Top Driver
Chùa Cầu Hội An - Cầu Nhật Bản Những điều bạn chưa biết • Top Driver

Di tích lịch sử văn hoá quốc gia

Chùa Cầu – Cầu Nhật Bản được cấp bằng Di tích Lịch sử – Văn hóa quốc gia vào ngày 17 – 2 – 1990

chua cau chua nhat ban japan bridge 6 • Top Driver
Chùa Cầu Hội An - Cầu Nhật Bản Những điều bạn chưa biết • Top Driver

Top 10 Khách sạn gần Chùa Cầu nhất

  1. Long Life Riverside Hotel
    Địa chỉ: 61 Nguyễn Phúc Chu, An Hội, Hội An
  2. Golden River Hotel Hoi An
    Địa chỉ: 4 Nguyen Phuc Nguyen, Phường Minh An, Hội An
  3. Em’s House Homestay
    10 Đường Cao Hồng Lãnh, Phường Minh An, Hội An
  4. SOUTHERN HOTEL HOI AN
    10 Đào Duy Từ, Phường Minh An, Hội An
  5. Hoi An Ivy Hotel
    01 Đào Duy Từ, Phường Minh An, Hội An
  6. Khách sạn River Suites Hội An
    4 Nguyễn Du, Phường Minh An, Hội An
  7. Hoi An Vi Khoa Villa
    11 Đào Duy Từ, Phường Minh An, Hội An
  8. Lantana Boutique Hoi An Hotel
    09 Thoại Ngọc Hầu, Phường Minh An, Hội An
  9. Laluna Hoi An Riverside Hotel & Spa
    12 Nguyễn Du, Phường Minh An, Hội An
  10. Virgo Villa Quê Hội An
    15A Thoại Ngọc Hầu, Phường Minh An, Hội An

Xem chi tiết video Chùa Cầu Hội An

Lời kết: Hy vọng bài viết dã giúp bạn hiểu sâu hơn về Japan Bridge, cây chùa Cầu nổi tiếng tại Hội An. Hy vọng bạn có những trải nghiệm tuyệt vời với cây cầu thú vi này.

Giành cho bạn

Ưu đãi thuê xe tháng 10/2023

Ưu đãi vé tháng 10/2023

Cảm ơn Bạn!

Bình luận

  • Trống.
  • Bình luận