Hiện nay rất nhiều chủ xe không biết “điều kiện đăng kiểm xe ô tô” như thế nào cho chuẩn, và cũng không có một văn bản của các cơ quan đăng kiểm nói về việc này. Bài viết này sẽ phân tích cho chủ xe nắm tránh việc mất thời gian khi đi đăng kiểm.
Căn cứ Bảng 1 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 16/2021/TT-BGTVT của Bộ Giao thông vận tải, xe lắp thêm cản trước, cản sau và giá nóc sẽ bị từ chối đăng kiểm khi giá để hàng, khoang hành lý rơi vào tình trạng: Không đầy đủ, lắp đặt không chắc chắn, nứt, gãy; không đúng theo thiết kế của nhà sản xuất.
Theo Luật sư Diệp Năng Bình – Đoàn Luật sư TPHCM: nếu chủ xe thay đèn không đúng kiểu loại theo nguyên bản từ nhà sản xuất, nâng công suất hay lắp thêm các loại đèn nháy, đèn LED, khi đăng kiểm sẽ bị đánh trượt hạng mục “đèn“, phương tiện sẽ bị từ chối kiểm định và không được cấp giấy kiểm định để đủ điều kiện lưu thông.
Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định về mức xử phạt người điều khiển phương tiện chế thêm đèn xe: “Điều khiển xe lắp thêm đèn ở phía trước, phía sau, trên nóc, dưới gầm hoặc bên thành xe” sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đến 1.000.000 đồng, đồng thời bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe trong thời gian từ 1 đến 3 tháng.”
Lưu ý khi tiến hành độ đèn chủ xe cần đảm bảo chỉ số của nhà sản xuất, không thực hiện độ, gắn thêm đèn bên ngoài. Đèn thiết kế của nhà sản xuất thông thường có 3 loại đèn: đèn pha, đèn gầm (đèn sương mù) và đèn tín hiệu phía sau (bao gồm đèn lùi, đèn stop, đèn xi nhan).
Xe dán decal vượt quá 50% diện tích mỗi mặt xe, sơn màu không đúng với giấy đăng ký xe sẽ bị từ chối khi đi đăng kiểm, và chủ xe buộc phải khôi phục lại màu sơn cũ đã ghi trong giấy đăng ký xe.
Khi dán xe chủ xe cần đảm bảo các tiêu chí sau:
Mức phạt: theo Điểm b Khoản 2 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, phạt tiền từ 300.000 – 400.000 đồng đối với cá nhân, từ 600.000 – 800.000 đồng đối với tổ chức nếu tự ý thay đổi màu sơn của xe không đúng với màu sơn ghi trong Giấy đăng ký xe.
Xe VAN bán tải 2 chỗ ngồi lắp thêm ghế ngồi, thay đổi kết cấu xe so với kết cấu xe nguyên thủy cũng bị từ chối đăng kiểm ngay lập tức, theo Cục Đăng kiểm Việt Nam, lắp thêm ghế với xe VAN nằm trong phạm vi bị cấm dù có sử dụng hay không.
Ngoài việc không nên lắp thêm ghế, chủ xe Van cũng không nên tháo vách ngăn giữa khoang lái và khoang chở hàng phía sau, không nên tháo những thanh kim loại bảo vệ trên cửa phụ cũng như cửa sau của xe.
Mức phạt: nếu lắp thêm ghế phụ và thay đổi kết cấu xe Van khi lưu thông còn có thể bị lực lượng CSGT kiểm tra, phát hiện, xử lý vi phạm hành chính với mức phạt từ 800.000đ – 1 triệu đồng.
Xe chưa đóng phí phạt nguội sẽ bị từ chối đăng kiểm: Khi chủ xe đến các trung tâm đăng kiểm, việc đầu tiên là các nhân viên văn phòng kiểm tra phạt nguội, nếu phát hiện có phạt nguội chưa được xử lý, chủ xe sẽ được yêu cầu đi xử lý phạt nguội. Theo thông tư 16/2021/tt – BGTVT ngày 01/10/2021: trường hợp này được kiểm định tạm 15 ngày để có thời gian đi xử lý lỗi phạt nguội.
Ngoài bị từ chối Đăng Kiểm, nếu không nộp phạt nguội đúng hạn, thì sẽ bị cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và cứ mỗi ngày chậm nộp phạt thì phải nộp thêm 0,05% trên tổng số tiền phạt chưa nộp (khoản 1 Điều 78 Luật Xử lý vi phạm hành chính).
Chủ xe cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ khi tiến hành đăng kiểm xe gồm: giấy đăng ký xe (bản chính), giấy đăng kiểm (chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường) đối với xe không kinh doanh.
Theo kinh nghiệm làm dịch vụ đăng kiểm tại Đà Nẵng hơn 5 năm qua: tất cả các trường hợp xe ô tô chưa đạt điểu kiện, hay đạt tiêu chuẩn của cơ quan đăng kiểm thì chủ xe bắt buộc phải đem xe đi sửa chửa các lỗi mà cơ quan đăng kiểm đưa ra, khi đạt yêu cầu mới được cấp giấy đăng kiểm đúng quy định.
Những ngày cuối năm 2022 xảy ra một vụ án đặc biệt nghiêm trọng tại 9 trung tâm đăng kiểm nhận hối lộ và cố ý bỏ qua lỗi vi phạm hơn 70.000 phương tiện.
Bài tiết tổng hợp 6 điều kiện đăng kiểm xe ô tô chi tiết giành cho chủ xe, mong rằng chủ xe khi đi đăng kiểm hãy để ý đến những điều kiện này tránh mất thời gian và công sức. Xin cảm ơn!
Bạn viết liên quan bạn quan tâm